CDT
Đăng Nhập CDT forum

Join the forum, it's quick and easy

CDT
Đăng Nhập CDT forum
CDT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Hoạt động trở lại
Đề cương môn Triết Mác - Lênin EmptySat May 08, 2010 10:23 am by Admin

» Hãy góp ý chân thành
Đề cương môn Triết Mác - Lênin EmptySat May 08, 2010 10:21 am by Admin

» Xe đạp - Thuỳ Chi
Đề cương môn Triết Mác - Lênin EmptyWed May 05, 2010 9:20 am by nyhakata

» hop mat
Đề cương môn Triết Mác - Lênin EmptySat Jun 13, 2009 3:43 am by nna

» mỗi ngày một điều ước.(relaxe)
Đề cương môn Triết Mác - Lênin EmptyTue Jan 20, 2009 6:00 pm by nna

» Đề cương môn Triết Mác - Lênin
Đề cương môn Triết Mác - Lênin EmptyThu Jun 26, 2008 10:47 am by Thanh

» Đăng ký học kỳ I 2008-2009
Đề cương môn Triết Mác - Lênin EmptySat Jun 07, 2008 10:47 am by Admin


Đề cương môn Triết Mác - Lênin

2 posters

Go down

Đề cương môn Triết Mác - Lênin Empty Đề cương môn Triết Mác - Lênin

Bài gửi by Admin Mon May 19, 2008 6:13 pm

NỘI DUNG ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC
(Dùng cho các lớp chính quy khối ngành Bách khoa)

PHẦN I
KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

1. Khái niệm triết học. Sự biến đổi đối tượng của triết học trong lịch sử. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội (chức năng thế giới quan và phương pháp luận). Mục đích của việc nghiên cứu, học tập triết học.

2. Vấn đề cơ bản của triết học, các trường phái Triết học trong lịch sử. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học. Hai phương pháp nhận thức trong lịch sử triết học: phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

3. Quan điểm bản thể luận và nhân sinh quan của Phật giáo Ấn độ cổ đại.

4. Quan điểm chính trị - xã hội của phái Nho gia (Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử). Sự khác nhau trong quan niệm về tính người giữa Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử. Đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia.

5. Các quan điểm duy vật và tư tưởng biện chứng trong triết học Hy lạp Cổ đại.

6. Sự đối lập giữa triết học Đêmôcrit và triết học Platôn ở Hy lạp Cổ đại.

7. Thành tựu và hạn chế của quan điểm triết học duy vật của triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII.

8. Hệ thống triết học duy tâm khách quan và phép biện chứng của Hêghen. Ưu điểm và hạn chế.

9. Quan điểm triết học của Phoiơbắc (bản thể luận, nhận thức luận, về xã hội, con người, về tôn giáo). Ưu điểm và hạn chế.

10. Những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học Mác. Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử.

11. Bước ngoặt cách mạng trong lĩnh vực triết học do Mác và Ăngghen thực hiện trong lịch sử triết học. Giai đoạn V.I. Lênin trong sự phát triển Triết học. Vai trò của triết học Mác-Lênin đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiển.
PHẦN II
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


1. Quan điểm của các nhà triết học Cổ đại và Cận đại về vật chất. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của Lênin.

2. Quan điểm duy vật biện chứng về vận động, các hình thức vận động của vật chất, vận động và đứng im, về không gian và thời gian. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vận động của vật chất.

3. Quan điểm duy vật về nguồn gốc và bản chất của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong hoạt động thực tiển và nhận thức.

4. Nội dung và ý nghĩa hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật?

5. Khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa của sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật (cái chung và cái riêng, nguyên nhân-kết quả, nội dung - hình thức, bản chất - hiện tượng, tất nhiên - ngẫu nhiên, khả năng - hiện thực)

6. Nội dung và ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

7. Nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.

8. Nội dung và ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định.

9. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức. Phê phán các quan điểm không đúng.

10. Biện chứng của quá trình nhận thức. Vai trò của thực tiển đối với nhận thức.

11. Khái niệm chân lý. Tính chất của chân lý. Tiêu chuẩn của chân lý. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiển.

12. Sản xuất vật chất – cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khái niệm, kết cấu và vai trò của phương thức sản xuất.

13. Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận dụng của quy luật này ở nước ta hiện nay.

14. Khái niệm và kết cấu của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đặc điểm của của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

15. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

16. Định nghĩa giai cấp của Lênin. Nguồn gốc và kết cấu của giai cấp. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

17. Khái niệm đấu tranh giai cấp. Vai trò, nội dung và hình thức của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.

18. Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng, kiểu và hình thức của Nhà nước. Đặc điểm Nhà nước xã hội chủ nghĩa. So sánh nhà nước XHCN với nhà nước của các giai cấp bốc lột.

19. Khái niệm cách mạng xã hội, nguyên nhân, vai trò của cách mạng xã hội. Đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

20. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận.

21. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất của con người và ý nghĩa của nó trong cuộc đấu tranh giải phóng con người và trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người.

22. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ở nước ta hiện nay.

23. Quan hệ giữa vai trò của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân lãnh tụ trong sự phát triển của lịch sử. Cơ sở khách quan của bài học “dân là gốc” trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 61
Age : 36
Đến từ : Hue
Sở thích : music. sport...
Registration date : 11/01/2008

https://codientu.4umer.com

Về Đầu Trang Go down

Đề cương môn Triết Mác - Lênin Empty Re: Đề cương môn Triết Mác - Lênin

Bài gửi by Thanh Thu Jun 26, 2008 10:47 am

Đề cương gì mà nhiều thế,34 câu luôn, có cách nào giảm bớt không. Học chi nổi,

Thanh

Tổng số bài gửi : 2
Age : 36
Đến từ : Đà Nẵng
Registration date : 21/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết